Menu Đóng

Rối Loạn Đa Nhân Cách

Khi nhắc đến chứng rối loạn đa nhân cách, ắt hẳn chúng ta nghĩ ngay đến đó là một rối loạn tâm thần. Khi bị mắc bệnh người bệnh thường quên mất mình là ai và có những tính cách đối lập nhau như có thể vừa cười, lúc sau đã khóc, hoặc đang nóng nảy có thể nhẹ nhàng. Rối loạn nhân cách là một bệnh lý khá thường gặp trong xã hội ngày nay, đặc biệt trong đó có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không hề hay biết.

Rối loạn đa nhân cách là gì?

Bệnh đa nhân cách (rối loạn nhân cách) là một trong những chứng bệnh tâm lý có ảnh hưởng lớn đến hành vi và thái độ của người bệnh. Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân sẽ tồn tại nhiều hơn hai nhân cách trong mình. 

Người bị rối loạn đa nhân cách gần như sống tách biệt với thế giới xung quanh, họ mất kết nối với suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc nhân cách của chính mình. Khi bị đa nhân cách, trong mỗi con người họ thường có rất nhiều tính cách khác nhau như: đang vui có thể buồn, đang khóc có thể cười, hay giận giữ trở lên vui vẻ…

Khi mới phát hiện bệnh, họ thường chỉ nhận ra bản thân mình có từ 2-3 nhân cách nhưng thực chất khi được thăm khám bác sĩ có thể tìm ra trung bình từ 13 – 15 nhân cách. Cũng có trường hợp tới hơn 100 nhân cách. Đây cũng chính là lý do khiến việc xác định tính xác thực của bệnh rối loạn đa nhân cách rất khó khăn. Trong đó sẽ có một nhân cách bình thường và một nhân cách mang tính bệnh lý. Cụ thể như:

  • Nhân cách bình thường: Được thể hiện ở sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội, các thể chế xã hội hiện hành.
  • Nhân cách bệnh lý: Được thể hiện ở cách sống, cách cư xử và những thái độ, hành động hoàn toàn khác biệt ở người bình thường.

Thông thường, trong nhiều một vài trường hợp, khi một nhân cách nào đó đang ngự trị người bệnh. Người bệnh đó sẽ không nhớ được mình đã làm gì ở nhân cách cũ. Vì thế mà người ta nói bệnh đa nhân cách thương đi kèm với chứng mất trí nhớ. 

Người bệnh thường cho rằng mình đã đi ngủ và không có hoạt động gì trong thời gian đó. Họ sẽ mất đi phần ký ức, trí nhớ về việc đã xảy ra trong quá khứ, đây chính là một trong những đặc điểm chính của những người bị rối loạn nhân cách.

Triệu chứng rối loạn đa nhân cách

Trong thực tế, đôi khi sẽ là rất khó để chẩn đoán chính xác xem một người có mắc chứng rối loạn nhân cách hay không? Để xác định chính xác thì cần có sự can thiệp của các bác sĩ tâm lý. Phần lớn những bệnh đa nhân cách sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Tồn tại nhiều hơn 2 nhân cách: Những nhân cách thường có những nhận thức và suy nghĩ khác biệt, thậm chí là đối lập hoàn toàn về thế giới xung quanh hay những chuyện xảy ra. 
  • Có những khoảng trống trong ký ức: Đối với những người mắc bệnh đa nhân cách, thường sẽ đi kèm với chứng mất trí nhớ. Người bệnh đôi khi còn có thể quên cả những thông tin cá nhân quan trọng của chính bản thân mình, các sự kiện diễn ra trong ngày hay thậm chí là những việc mình đã làm. 
  • Sinh hoạt bất ổn: Khi những nhân cách khác nhau ngự trị. Người bệnh sẽ có những lối sinh hoạt khác nhau. Trường hợp này xảy ra rất nhiều đối với các người mắc bệnh đa nhân cách.
  • Gặp các vấn đề về tâm lý: Thay đổi cảm xúc liên tục, trầm cảm, lo lắng, hoảng loạn hay mắc chứng ám ảnh, muốn tự tử, sinh ra các ảo giác về thị giác, thính giác, rối loạn giấc ngủ,…

Làm thế nào để biết bản thân là người đa nhân cách?

Nhiều người thường không thể tự nhận ra sự thay đổi của chính bản thân mình về mặt tính cách mà thường phải đến khi người kế bên cạnh tiếp xúc mới thực sự nhận ra bệnh. Một vài dấu hiệu của bệnh rối loạn đa nhân cách điển hình như:

  • Hình thành nhiều nhân cách khác nhau: Người bệnh thường có ít nhất là 2 nhân cách, và số nhân cách thường được nhân lên theo sự phát triển của bệnh.
  • Xuất hiện những khoảng trống trong ký ức: Bệnh nhân đôi khi không nhớ được những hành vi và lời nói của bản thân khi ở nhân cách khác. Trong suy nghĩ của họ đôi khi có những khoảng đen trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ trong những khoảng thời gian đó.
  • Quên thông tin cá nhân: Quên mất tên tuổi, địa chỉ, công việc chính là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh. Khi gặp tình trạng này người bệnh thường gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Chứng rối loạn đa nhân cách liệu có nguy hiểm không?

Bệnh đa nhân cách (rối loạn đa nhân cách) được cho là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Trước tiên, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn và làm xáo trộn cuộc sống, thói quen cũng như hành vi của người bị bệnh. Sau đó, khi người bệnh bị nhân cách chi phối, bệnh nhân có thể làm những việc gây hại cho bản thân và mọi người xung quanh.

  • Bệnh rối loạn nhân cách phân liệt, nhân cách thể phân lập, nhân cách hoang tưởng
  • Chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nhân cách ái kỷ, nhân cách ranh giới.
  • Rối loạn nhân cách tránh né, ám ảnh cưỡng chế, nhân cách phụ thuộc.

Điều trị hương pháp phân tích tâm lý

Tâm lý trị liệu vốn là biện pháp chính để điều trị chứng rối loạn nhân cách. Trong thời gian trị liệu tâm lý, bác sĩ và bệnh nhân sẽ cùng nhau trò chuyện về vấn đề bạn đang gặp phải, tình trạng cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ và hành vi. Qua đó người bệnh sẽ học được cách điều tiết cảm xúc và có những cách cư xử trong từng vấn đề.

Việc dùng phương pháp tâm lý trị liệu có thể áp dụng cho bệnh nhân hoặc cả những mối quan hệ xung quanh bệnh nhân. Quá trình điều trị bệnh sẽ diễn ra từ từ nhưng hiệu quả vô cùng tốt cho sức khỏe người bệnh.

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Với mục tiêu hướng tới những khía cạnh đặc biệt như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, thái độ, tình trạng rối loạn nhân cách của người bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nhận thức, tâm lý trị liệu, phân tích nhận thức, hành vi cùng biện chứng của người bệnh.
  • Liệu pháp cộng đồng: Cho bệnh nhân tham gia khóa điều trị cộng đồng trong thời gian vài tháng, sau đó bệnh nhân được khuyến khích chia sẻ về những cảm xúc, hành vi của họ. Từ đó đưa ra cảm nhận của họ về hành vi của những người khác.

Ngoài phương pháp trị liệu trên, đối với người mắc chứng rối loạn đa nhân cách. Còn có thể sử dụng thuốc, tuy nhiên thực tế không có một loại thuốc nào cụ thể được phê duyệt để điều trị chính xác cho bệnh này cả.

Đăng ký tư vấn - Huyền

I. THÔNG TIN BỐ MẸ

II. THÔNG TIN CON

Bài viết liên quan